top of page

HÀNH TRÌNH HANDIKIT

Thạc sĩ Khởi nghiệp trong Danh sách Forbes Việt Nam “30 Under 30” (top 30 người thành công dưới 30 tuổi)

 

Danh sách “30 Under 30” là danh sách những người trẻ đang trên đà thành công, được khởi xướng lần đầu tiên bởi tạp chí Forbes Mỹ 5 năm trước.  Đây là lần thứ hai tạp chí Forbes Việt Nam công bố danh sách “30 Under 30” gồm những người trẻ thành công nhất ở các lĩnh vực kinh doanh, truyền thông, khoa học và công nghệ, hoạt động xã hội, âm nhạc, giải trí và thể thao. Ứng cử viên được đề cử bởi công chúng, sau đó được chọn lựa bởi các giám khảo của Forbes Việt Nam.

 

Vân, đến từ Huế, Việt Nam, học ở Đại học Otago từ năm 2013 đến năm 2014, và đã thành lập một doanh nghiệp xã hội khi cô ấy sống ở Dunedin.

 

Vân nói ước mơ của cuộc đời cô ấy là trở thành một nữ doanh nhân khởi nghiệp, nhưng cô ấy đã cảm thấy mình không thể đạt được điều đó cho đến khi cô ấy có được cơ hội du học bậc Thạc sĩ ngành Khởi nghiệp ở Đại học Otago.

 

Cô ấy đến với đất nước New Zealand với một học bổng toàn phần từ Chính phủ New Zealand theo Chương trình NZAid. Đáng ngạc nhiên thay, Vân là sinh viên Việt Nam đầu tiên được lựa chọn tham gia chương trình này theo học tại trường Otago.

 

Khi học Khởi nghiệp tại Otago, Vân nhận ra một khoảng cách rất lớn về trang thiết bị, cơ sở vật chất và quan niệm sống giữa cộng đồng khuyết tật ở New Zealand và cộng đồng này ở đất nước của cô ấy. Cô ấy đã thành lập HandiConnect để thu hẹp khoảng cách này vào tháng 03/2013. HandiConnect nhập khẩu các sản phẩm thủ công được làm bởi người khuyết tật Việt nam và bán chúng tại các chợ địa phương ở Dunedin, và đưa những khoản tiền lợi nhuận về Việt Nam để làm học bổng cho sinh viên.

 

Cô ấy nói đó là một trải nghiệm đầy kinh ngạc. Tôi thật may mắn vì đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ khách hàng địa phương, từ các công nhân viên chức ở trường Đại học, và từ bạn bè Việt Nam của tôi ở Otago. Và tôi rất thích làm thêm ở Căn-tin của trường Đại học và ở Cửa hàng bánh sandwich Frankly, vì nhờ đó tôi có thêm tiền để đầu tư cho hành trình khởi nghiệp này."

 

Cô ấy cũng được động viện rất nhiều bởi người khách hàng lớn nhất của mình là ông Richard Thomson, Quản lí Nhóm thu mua của các cửa hàng bán quà tặng, và ông ấy đã giúp đăng kí cho HandiConnect trở thành một công ty hợp pháp. Ông ấy hỗ trợ cô từ việc phát triển ý tưởng đến quản lí doanh nghiệp và vận chuyển hàng hoá đến New Zealand. Sẽ không có đủ từ ngữ nào để có thể nói nên lời cảm ơn của tôi đối với người thầy của đời mình vì sự giúp đỡ vô giá của ông ấy – cô nói.

 

Các tấm thiệp của HandiConnect giờ đây đã được bán tại trên 20 cửa hàng quà tặng ở New Zealand.

 

Vân còn đoạt giải thưởng ở Hạng mục “Làm việc thiện” của Cuộc thi về Kinh doanh Audacious Student Business Challenge năm 2013.

 

Vân hoàn thành việc học của cô ấy và trở về Việt Nam vào tháng 07/2014, và kể từ đó luôn bận rộn phát triển những kĩ năng khởi nghiệp của mình. Gần đây cô ấy đã thành lập HandiKit để chuyên môn hoá vào việc phục hồi chức năng cho người bị tổn thương trong tai nạn.

 

Cô ấy hợp tác với Khoa Vật lí trị liệu và Phục hồi chức năng của trường Đại học Y dược, TP.HCM để cung cấp giải pháp phục hồi chức năng toàn diện cho bệnh nhân. Dự án bao gồm một kênh tư vấn trực tuyến để điều trị vật lí trị liệu tại nhà, chế tạo và cung cấp thiết bị phục hồi chức năng và một dịch vụ sửa chữa thiết bị, dụng cụ bị hư.

 

Cô ấy mong muốn với những dịch vụ như vậy sẽ giúp bệnh nhân nhanh hồi phục và giữ được công việc làm của mình. “Đây là một hành trình gian nan, nhưng tôi tin công nghệ có thể cải thiện đáng kể cuộc sống của họ”.

 

Sáng kiến của HandiKit đã nhận được sự hỗ trợ về tài chính từ Chính phủ Phần Lan và Việt Nam. Cô ấy và đội ngũ của mình nói rằng họ rất sẵn lòng đón nhận sự hỗ trợ từ Trường Vật lí trị liệu của Đại học Otago và những chuyên gia vật lí trị liệu, kĩ sư sinh học và các chuyên gia khác trong lĩnh vực này.

 

Vân luôn nói về việc trở thành một sinh viên Otago ở một đất nước tuyệt vời như New Zealand với một niềm vinh dự to lớn. “Những kỉ niệm đáng nhớ, những con người mà tôi đã gặp, và những bài học mà tôi đã trải qua đã trở thành động lực mạnh mẽ cho tôi tiếp tục hành trình kinh doanh này. Không có tình yêu của New Zealand, tôi đã chẳng thể nào nằm trong Danh sách Forbes “30 Under 30” năm nay. Tôi rất nhớ New Zealand, và mong rằng sẽ có cơ hội để trở lại, và tiếp tục gắn bó với trường Đại học Otago”.

 

bottom of page